Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BỘ TƯ LỆNH TÁC CHIẾN MẠNG

Trung Lương
Theo các báo đưa tin, thực hiện Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 15-8-2017 của Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày hôm qua 08/01/2018, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ công bố thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương (QUTƯ), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.
Không mấy ngạc nhiên khi các trang mạng phản động lại tiếp tục rộn ràng, sôi động lên bởi cách đây không lâu thì chúng đã cố bíu lấy cái gọi là “Lượng lượng 47” để lý giải về các cuộc tranh luận trên mạng xã hội của chúng. Cách đây vài ngày, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam – cho biết hiện lực lượng 47 - theo chỉ thị 47 đã có hơn 10.000 người “vừa hồng vừa chuyên” là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng. Hẳn là liên quan chứ.


Trang Dân Làm Báo (danlambaoblogspot.com) đăng bài viết “Cộng sản thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng”, có đoạn thế này:
Chỉ thị này của Nguyễn Xuân Phúc là phát pháo lệnh cho cuộc hợp đồng tác chiến giữa quân đội + côn an + dư luận viên để tấn công mọi tiếng nói tự do và độc lập của người dân .... Bây giờ, với Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng, đảng bán nước đã thực sự dốc toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến giữa dối trá và sự thật, giữa chính nghĩa và gian tà, giữa độc tài và tự do, giữa lòng ái quốc và nô lệ ngoại bang. 
Báo tiếng dân thì đăng lại bài trên facebok cá nhân của Chu Mộng Long (Chu Minh Hùng) – người được giới trí thức dân chủ vinh danh là Nhà trí thức tiêu biểu của năm 2017. Chu Mộng Long đã thể hiện quan điểm của mình rằng hoanh nghênh, ủng hộ việc thành lập BTL Tác chiến mạng này theo kiểu châm biếm:  Chúc mừng quyết định sáng suốt của Thủ tướng Chính phủ. Riêng cá nhân tôi đứng về phía dân để đối thoại mà không theo mặt trận của phe nào.
Chỉ yêu cầu:
1) Đối tác tranh luận phải công khai danh tính, kể cả cấp bậc, chức vụ nếu đó là đối tác thuộc mặt trận của Chính phủ.
2) Không đối thoại với những kẻ nặc danh, giả danh thuộc bất cứ phe phái nào.
.... Không có lý do gì dân mạng với đủ thành phần đang bày tỏ chính kiến một cách công khai, minh bạch mà phía chính phủ lại hoặc im lặng làm ngơ hoặc để cho những nhóm dư luận viên nặc danh, giả danh lên tiếng bậy bạ, ngu dốt làm mất uy tín của Chính phủ...”
Rõ ràng các đối tượng chống đối coi việc thành lập BTL chính là việc công khai, hợp pháp hóa lực lượng 47 – lực lượng mà lâu nay chúng gọi tên là Dư Luận Viên “núp lùm”, “ném đá dấu tay”,...; cho rằng tác chiến không gian mạng của Cộng sản, đó không phải là tranh luận, mà là theo dõi, chụp mũ, phá hủy, cài mã độc .... làm bất cứ điều gì đề đạt mục đích Cộng sản muốn và chắc chắn là không minh bạch. Tuy nhiên, một số cá nhân khả quan hơn lại coi đó cơ hội cho chúng khi mà cuộc đấu tranh được tiến hành công khai, minh bạch, và tiến tới xu hướng dân chủ.
Vậy nhiệm vụ, vai trò của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng này như thế nào?Có phải là “công cụ” của Cộng sản Việt Nam định hướng, hướng lái, bịt mõm dư luận mạng như bọn phản động nói hay không? Xin thưa, phải hiểu rằng chém gió chống luận điệu xuyên tạc phản động trên mạng với cả tác chiến không gian mạng nó không giống nhau nhé. Tác chiến không giang mạng (về cơ bản là mạng Internet, mạng quân sự,...) trên 2 phương diện chính là kỹ thuật, cơ sở hạ tầng mạng và cơ sở dữ liệu và tư tưởng.
Không chỉ riêng Việt Nam là nước đầu tiên thành lập BTL Tác chiến mạng này mà trên thế giới có nhiều nước có lực lượng tác chiến không gian mạng này. Đơn cử như lực lượng tác chiến mạng của quân đội Mỹ (Lục quân, Không quân, Hải quân, ...) được Bộ chỉ huy quân đội thành lập từ lâu và không ngừng được tăng cường tiềm, tổng số hơn 60 nghìn quân và chuyên viên dân sự (số liệu năm 2015). Trong đó, quân số của Bộ chỉ huy tác chiến mạng Lục quân Mỹ (và 2 tập đoàn quân) lên tới gần 7 nghìn quân và 14 nghìn chuyên viên dân sự.
Có thể thấy, hiện nay, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể phát động chiến tranh trên không gian mạng để chống bất kỳ quốc gia nào khác, vì hầu hết các hoạt động kinh tế, chính trị, và cả quân sự đều dựa vào mạng và kết nối với Internet. Cuộc chạy đua vũ trang mới trên không gian mạng giữa các quốc gia đang nóng dần lên. Mỹ cũng như các quốc gia khác đang tăng cường lực lượng tiến công trên không gian mạng.
Có người cho rằng tác chiến không gian mạng cũng giống như tác chiến điện tử, hai cái này là một. Tuy nhiên không phải vậy, tác chiến điện tử thực chất là làm chủ, khống chế làn sóng điện từ, gây nhiễu loạn toàn bộ hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, quan sát, vô hiệu hóa vũ khí công nghệ cao của đối phương, bảo vệ được ta. Tập trung nhiều nhất ở các phương tiện thông tin liên lạc, truyền số liệu, vô tuyến điện...
Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa Quân ủy trung ương xác định bảo vệ Tổ quốc thì quân đội vẫn là nòng cốt, tác chiến bây giờ không chỉ trên bộ, trên biển, trên không nữa mà có tác chiến trên cả không gian mạng, thậm chí tác chiến trên vũ trụ.
Và với những đề nghị, yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề ra cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong buổi lễ ngày hôm qua, có thể thấy nhiệm vụ và vai trò của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng là vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Đó là điều tất yếu, là khách quan trong tình hình an ninh thế giới, đặc biệt là nguy cơ chiến tranh mạng hiện nay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét