Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

TỪ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ MXH ĐẾN LUẬT AN NINH MẠNG


Trung Lương
Trước hết chúng ta hãy đến với những con số biết nói dưới đây:
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức We are Social, tại Việt Nam khoảng 55 triệu người người sử dụng mạng xã hội  chiếm 57% dân số . Thời lượng sử dụng Internet và mạng xã hội trong một ngày tương ứng 7 giờ và 2,5 giờ, khá cao so với khu vực và thế giới. Facebook và Youtube là những trang được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 61% và 59%. Kết quả khảo sát cho thấy, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam thể hiện tập trung ở việc nói xấu, phỉ báng (61,7%), vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%), kỳ thị dân tộc (37%), kỳ thị giới tính (29,3), kỳ thị khuyết tật (hơn 21,7%), kỳ thị tôn giáo (gần 16%).

Chắc chắn một điều mà mọi người đều thấy hiện nay đó là việc lợi dụng mạng xã hội để tán phát thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức diễn ra rất nhiều, thường xuyên và ngày càng có xu hướng gia tăng.những vụ việc tiêu cực trên mạng xã hội được xử lý theo pháp luật còn chưa đủ tính răn đe. 

Trong kế hoạch xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT ông Trương Minh Tuấn cũng đã nhấn mạnh: “Chúng ta không hạn chế dùng mạng xã hội, song hoạt động phải văn minh, đạo đức, tạo môi trường lành mạnh, đẩy lùi tiêu cực”. Nếu có bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực chung như vậy thì sẽ có thể bù đắp những “khoảng trống” mà văn bản pháp luật hiện không điều chỉnh được.

Với tốc độ phổ biến của Internet, mạng xã hội như hiện nay, việc các đối tượng xấu tung tin đồn thất thiệt, bôi xấu cá nhân, cơ quan, tổ chức,… diễn ra hết sức phổ biến, gây nhiều hậu quả hết sức nặng nề. Đó cũng chính là lý do cần thiết để Luật An ninh mạng được thông qua.

Sau khi Bộ Công an trình Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, không chỉ “khóc thuê” cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Facebook, Google, đám phản động và lều báo ở trong nước cũng đã liên tục rêu rao về việc Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, tự do thông tin và sự kiểm soát gắt gao của Chính phủ. Luật sư Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn của đài RFA:
“Tôi cũng chưa biết người ta sẽ qui định cái gì, nó có hạn chế quyền của công dân theo hiến pháp qui định hay không? Nhưng theo chủ quan của tôi thì chắc là người ta muốn quản lý, siết chặt tự do tư tưởng...”

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Có lẽ chúng ta đều thừa biết rằng những ai là người mong muốn rằng bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội và Luật An ninh mạng không được thông qua, không được áp dụng nhất. Bởi khi đó bọn họ làm gì có “đất mà dụng võ” nữa chứ! Và rồi mới thấm thía câu “Mạng ảo tù thật”.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét