Trung Lương
Không một ai
phủ nhận rằng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời và là một
nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sau khi Tổ quốc thống nhất, chính sách hòa hợp,
hòa giải dân tộc của Đảng, Nhà nước ta đã khơi dậy tình thân gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
để xóa đi mặc cảm, hận thù, định kiến; dần khỏa lấp những khác biệt trong suy
nghĩ và hành động hướng đến đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước. Hơn
40 năm đã trôi qua câu chuyện về hòa giải, hòa hợp dân tộc vẫn là vấn đề thời sự. Và
không ít lần chúng ta nói về vấn đề này.
Trong bài “Luận
về hòa giải, hòa hợp” của học giả Nguyễn Trần Bạt trên báo Tiền phong dịp 30.4
vừa qua, có đoạn: “...Vấn
đề hòa giải nên xem lại, bởi vì bài toán xung đột của chiến tranh đã được giải
xong rồi, người thắng kẻ thua cũng rõ rồi. Hòa giải là phải có hai bên, bên thắng trận đã được khẳng định
và vẫn còn nguyên đó, còn bên bại trận thì ai tập hợp để đặt ra vấn đề hòa giải?...”.
Đây không hẳn là không có lý! Hơn bốn mươi năm qua là một trải nghiệm thiết thực giữa
hai giới tuyến tư tưởng, đấy là căn bệnh khó hóa giải. Còn một bộ phận không nhỏ nuôi dưỡng tinh thần bại hoại hoặc tự ti mặc
cảm thì làm sao hòa hợp, làm sao hòa giải được? Ấy là còn chưa kể không ít kẻ vẫn còn
mang nặng tư tưởng chống đối, phản kháng!
Đáp lại, Báo
Tiếng dân hôm qua đăng tải một số bài viết, trong đó có nói rằng: “Chỉ khi chấp nhân đa
nguyên, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm có cơ hội được đánh giá, soi rọi
thì mới mong có thành thật xã hội, mới mong có tôn trọng nhau. Từ đó ắt sẽ có
hòa hợp hòa giải.”.
“Bản thân tôi và rất
nhiều bạn bè, người thân của tôi đang sống và chết ở Việt Nam. Điều này không
có nghĩa là chúng tôi “hòa hợp, hòa giải” với chế độ cộng sản vì quyền công
dân, quyền con người của chúng tôi hoàn toàn không được tôn trọng.” Họ còn cho rằng chỉ có
xóa bỏ chế độ "độc đảng" mới có hòa giải dân tộc, mới đem lại độc lập,
chủ quyền, hạnh phúc cho nhân dân.
Chắc chắn rằng chúng ta thường hay bắt gặp hay đọc được những kiểu đưa thông
tin một cách thiếu khách quan của các trang mạng
phản động về tình hình đất nước sẽ làm cho người ta tiếp cận một chiều, hiểu
một cách méo mó về đất nước từ quá khứ đến hiện tại, rồi thiếu niềm tin vào chế
độ hiện hành, không có ham muốn trở về quê hương với "bức tranh xám xịt".
Có lẽ không ai không biết đến ông Nguyễn Cao Kỳ - nguyên Phó Tổng thống
chế độ Sài Gòn nổi tiếng, người “chống cộng” kịch liệt. Thế nhưng sau khi về
quê hương, ông đã phải công nhận rằng những người Cộng sản Việt Nam hiện đang
làm rất tốt và làm tốt hơn các ông. Ông Nguyễn Cao Kỳ cũng từng nói: “...đã đến lúc phải hòa hợp, hòa giải giữa anh
em với nhau để xây dựng đất nước chứ ngoái cổ lại nhìn dĩ vãng rồi hận thù,
chua chát, cay đắng thì đâu có được. Nhưng mà chắc chắn là không thể thuyết phục
hết được vì vẫn còn một số người – một bộ phận rất nhỏ – cả đời chỉ nghĩ cho cá
nhân họ thôi, nhiều khi họ phải nói năng lung tung, để ý làm gì. Tôi nghĩ chuyện
chính vẫn là quyền lợi đất nước. Thế thôi...”
Thật là sai lầm khi một bộ phận người Việt Nam, đặc biệt là số người Việt ở Mỹ lại đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền
dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Rõ ràng điều đó không thích hợp với
Việt Nam. Và đương nhiên không thể nào chấp nhận
việc vì một bộ phận nhỏ số người lợi dụng chính sách hòa hợp, hòa giải của Đảng,
Nhà nước ta để đưa ra những yêu cầu hết sức vô lý gây hại đến sự ổn định và
phát triển của đất nước được.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét