Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

NHÂN QUYỀN VIỆT NAM: MƯU ĐỒ MÃI KHÔNG CHẤM DỨT!


Trung Lương
Có thể đưa ra một kết luận rằng: Nhân quyền ngày càng bị chính trị hoá cao độ. Rất dễ dàng thấy rõ điều đó khi mà trong nhiều năm qua, các nước phương Tây và các thế lực thù địch gia tăng rõ rệt sức ép đối với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền. Họ triệt để lợi dụng vai trò và thế mạnh của mình tại các cơ chế như Liên hợp quốc và các tổ chức kinh tế, xã hội,... nhằm áp đặt quan điểm và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 

Trong bài viết “Nhân quyn t đáy lòng hay món hàng trao đi?của Bùi Tín đăng trên VOA Tiếng Việt có đoạn: “Thế gii dân ch đang rt quan tâm và quan ngi v tình hình đàn áp nhng người bt đng chính kiến, nhng chiến sĩ dn thân đòi dân ch và nhân quyn Vit Nam. Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc, chuyên viên v Nhân quyn ca chính quyn Hoa Kỳ, CHLB Đc, Anh, Hà Lan, Thy Đin, Na Uy… đu lên tiếng phàn nàn v s sa sút t hi trong tôn trng nhân quyn và t do tôn giáo Vit Nam, khi đang có chng 150 tù nhân chính tr đang b giam cm tù đày vì đòi tư do chính tr và tôn giáo...”.

Hay Giám đốc Human Rights Watch tại Nhật Bản, Kanae Doi, nêu rõ “Chính phủ Việt Nam vẫn còn là một trong những chính quyền đàn áp nhất trên thế giới. Trong tư cách nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản có cả cơ hội và trách nhiệm lên tiếng về những vi phạm của chính phủ Việt Nam đối với chính công dân của họ. Thủ tướng Shinzo Abe cần công khai lên tiếng ủng hộ cho những nhà hoạt động can đảm cổ xúy cho nhân quyền; và thúc giục chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai bị cầm tù chỉ vì đứng lên đòi hỏi quyền con người. Sự im lặng về tình trạng vi phạm đó chỉ khuyến khích chính phủ Việt Nam tiếp tục ra tay đàn áp mà thôi...”.


Đó là lời kêu gọi của Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW trước chuyến công du cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Nhật Bản từ hôm nay ngày 29?5 đến 2/6. Và trước đó vào ngày 25 tháng 5, Human Rights Watch cũng đã gửi một bức thư đến thủ tướng Abe nêu lên những quan ngại về các hạn chế của chính phủ Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, những cản trở đối với các nhóm tôn giáo, nghiệp đoàn và bỏ tù những tiếng nói đối lập.

Ông Kanae Doi cần phải hiểu rằng việc kết án bất kỳ công dân phạm pháp nào cũng là thực hiện nhân quyền vì đó là sự thực hiện lẽ công bằng, có công thì thưởng, có tội thì phạt, như ở bất kỳ đất nước nào khác. Đó là điều hiển nhiên. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành động vi phạm pháp luật. Và ở Việt Nam không có cái gọi là đàn áp chính trị, bắt bớ vô cớ những những bất đồng chính kiến; chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật của Việt Nam. Nhưng các thế lực thù địch với âm mưu chống phá vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật đó.

Chúng ta có thể thấy rằng mỗi khi cơ quan tư pháp Việt Nam xử lý những người vi phạm pháp luật, như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,..., thì các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đều lu loa lên rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, “đàn áp những người bất đồng chính kiến, dám nói thẳng ý kiến về các vấn đề chính trị, tôn giáo và nhân quyền”. Họ đánh tráo khái niệm, gọi những kẻ phạm pháp bị xử lý theo pháp luật đó là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm.

Lẽ ra, với tư cách của mình, ông Kanae Doi cần phải có nhận thức đúng đắn về vụ việc, tỏ thái độ đúng mực về vấn đề “nhân quyền” đối với Chính phủ Việt Nam. Và một lần nữa, chúng tôi, những công dân Việt Nam yêu cầu các người hãy thôi xuyên tạc sự thật nhân quyền Việt Nam với mục đích, ý đồ chính trị xấu xa. Những người “giương ngọn cờ” bảo vệ nhân quyền trước hết hãy biết tôn trọng đừng chà đạp lên nhân quyền của chúng tôi nữa!

DÂN LÀM BÁO ĐÃ KHÔNG BIẾT LẠI CÒN LẮM LỜI



Trung Lương

Từ lâu câu nói “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” của Karl Marx vẫn được nhiều người hiểu sai và theo ý nghĩa một cách tiêu cực. Họ cho rằng câu nói này Marx đưa ra để phê phán tôn giáo giống như một thứ gây hại cho xã hội. Vẫn cố tình hiểu theo nghĩa ấy và cũng không phải lần đầu Dân Làm Báo dẫn lại câu nói này để đưa ra luận điểm rằng Cộng sản Việt Nam đàn áp và coi tôn giáo là kẻ thù: Nói đến chuyện xung đột giữa CS và tôn giáo là nhắc đến chuyện cũ rích, nhưng đó là một cuộc chiến bất tận, có lẽ chỉ chấm dứt khi, hoặc tôn giáo, hoặc cộng sản, một trong hai bên biến mất khỏi trái đất này...”.

Và DLB cũng không quên việc viện dẫn rằng Việt Nam bị các tổ chức Nhân quyền trên thế giới, Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia khác lên án về các hành vi đàn áp tôn giáo: “Tại hội nghị Các Tổ Chức Dân Sự vùng Đông Nam Á tháng 11, năm 2017 tổ chức tại Philippines, tất cả các tổ chức dân sự thuộc vùng này, đều khẳng định CSVN đàn áp tôn giáo...”
Trong bài đăng với tiêu đề “Cộng sản và Công giáo” trên tờ báo Sự Thật năm 1949, khi trình bày phần”Chỗ gặp nhau của Công giáo và Cộng sản”, Nguyên Tổng bí thư Trường Chinh cũng đã nói rõ: “Cộng sản vô thần, Công giáo hữu thần, thế nhưng Cộng sản và Công giáo vẫn có chỗ giống nhau. Lý tưởng Cộng sản và lý tưởng của Chúa Cơ đốc không khác nhau mấy. Chúa muốn người ta đừng lừa đảo, bóc lột lẫn nhau, Chúa muốn người ta tương thân tương ái. Người Cộng sản cũng muốn thế”.

Rõ ràng, tôn giáo là một bộ phận không thể thiếu trong xã hội. Và người cộng sản chắc chắn biết điều đó chứ “đánh đồng các tôn giáo như đảng phái hay một thứ siêu đảng phái phải tận diệt trong một quốc gia chỉ độc tôn một đảng CS” như Dân Làm Báo nói.

Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào mà còn đánh giá cao vị trí, vai trò của các tôn giáo đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Điều này đã phản bác các luận điệu xuyên tạc cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là vô thần và chủ trương diệt trừ tôn giáo. Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa và đưa những quy định đó vào hiện thực cuộc sống. Việt Nam có thể coi là bảo tàng về tôn giáo, tín ngưỡng của thế giới. Có tôn giáo ngoại nhập như Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo, ... Có tôn giáo nội sinh như Cao Đài, Hòa Hảo, ... Có thể nhận thấy rằng những thập kỷ qua là thời kỳ mà tôn giáo ở nước ta có được môi trường hoạt động “đạo và đời” thuận lợi đến vậy.

Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Việt Nam, nó đang và sẽ cùng tồn tại cùng dân tộc ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực tế lịch sử đã chứng minh những đóng góp tích cực của đồng bào các tôn giáo vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất  nước, các chức sắc và tín đồ các tôn giáo cũng không ít trăn trở, đồng hành cùng lãnh đạo và chính quyền lo toan cho vận mệnh đất nước.  
Chúng ta đều thấy rằng, người cộng sản không có chủ trương chống tôn giáo! Mà chỉ chống những kẻ lợi dụng tôn giáo gây hậu quả tiêu cực đến đời sống xã hội. Cũng không lạ gì chuyện vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo bởi đây là việc các thế lực thù địch thường làm. Tuy nhiên mọi mưu đồ của chúng dù thâm độc đến đâu cũng sẽ là vô vọng mà thôi!


TỪ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ MXH ĐẾN LUẬT AN NINH MẠNG


Trung Lương
Trước hết chúng ta hãy đến với những con số biết nói dưới đây:
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức We are Social, tại Việt Nam khoảng 55 triệu người người sử dụng mạng xã hội  chiếm 57% dân số . Thời lượng sử dụng Internet và mạng xã hội trong một ngày tương ứng 7 giờ và 2,5 giờ, khá cao so với khu vực và thế giới. Facebook và Youtube là những trang được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 61% và 59%. Kết quả khảo sát cho thấy, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam thể hiện tập trung ở việc nói xấu, phỉ báng (61,7%), vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%), kỳ thị dân tộc (37%), kỳ thị giới tính (29,3), kỳ thị khuyết tật (hơn 21,7%), kỳ thị tôn giáo (gần 16%).

Chắc chắn một điều mà mọi người đều thấy hiện nay đó là việc lợi dụng mạng xã hội để tán phát thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức diễn ra rất nhiều, thường xuyên và ngày càng có xu hướng gia tăng.những vụ việc tiêu cực trên mạng xã hội được xử lý theo pháp luật còn chưa đủ tính răn đe. 

Trong kế hoạch xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT ông Trương Minh Tuấn cũng đã nhấn mạnh: “Chúng ta không hạn chế dùng mạng xã hội, song hoạt động phải văn minh, đạo đức, tạo môi trường lành mạnh, đẩy lùi tiêu cực”. Nếu có bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực chung như vậy thì sẽ có thể bù đắp những “khoảng trống” mà văn bản pháp luật hiện không điều chỉnh được.

Với tốc độ phổ biến của Internet, mạng xã hội như hiện nay, việc các đối tượng xấu tung tin đồn thất thiệt, bôi xấu cá nhân, cơ quan, tổ chức,… diễn ra hết sức phổ biến, gây nhiều hậu quả hết sức nặng nề. Đó cũng chính là lý do cần thiết để Luật An ninh mạng được thông qua.

Sau khi Bộ Công an trình Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, không chỉ “khóc thuê” cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Facebook, Google, đám phản động và lều báo ở trong nước cũng đã liên tục rêu rao về việc Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, tự do thông tin và sự kiểm soát gắt gao của Chính phủ. Luật sư Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn của đài RFA:
“Tôi cũng chưa biết người ta sẽ qui định cái gì, nó có hạn chế quyền của công dân theo hiến pháp qui định hay không? Nhưng theo chủ quan của tôi thì chắc là người ta muốn quản lý, siết chặt tự do tư tưởng...”

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Có lẽ chúng ta đều thừa biết rằng những ai là người mong muốn rằng bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội và Luật An ninh mạng không được thông qua, không được áp dụng nhất. Bởi khi đó bọn họ làm gì có “đất mà dụng võ” nữa chứ! Và rồi mới thấm thía câu “Mạng ảo tù thật”.


LẠI NÓI VỀ HÒA GIẢI VÀ HÒA HỢP DÂN TỘC


Trung Lương

Không một ai phủ nhận rằng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sau khi Tổ quốc thống nhất, chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng, Nhà nước ta đã khơi dậy tình thân gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc để xóa đi mặc cảm, hận thù, định kiến; dần khỏa lấp những khác biệt trong suy nghĩ và hành động hướng đến đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước. Hơn 40 năm đã trôi qua câu chuyện về hòa giải, hòa hợp dân tộc vẫn là vấn đề thời sự. Và không ít lần chúng ta nói về vấn đề này.

Trong bài “Luận về hòa giải, hòa hợp” của học giả Nguyễn Trần Bạt trên báo Tiền phong dịp 30.4 vừa qua, có đoạn: “...Vấn đề hòa giải nên xem lại, bởi vì bài toán xung đột của chiến tranh đã được giải xong rồi, người thắng kẻ thua cũng rõ rồi. Hòa giải là phải có hai bên, bên thắng trận đã được khẳng định và vẫn còn nguyên đó, còn bên bại trận thì ai tập hợp để đặt ra vấn đề hòa giải?...”. Đây không hẳn là không có lý! Hơn bốn mươi năm qua là một trải nghiệm thiết thực giữa hai giới tuyến tư tưởng, đấy là căn bệnh khó hóa giải. Còn một bộ phận không nhỏ nuôi dưỡng tinh thần bại hoại hoặc tự ti mặc cảm thì làm sao hòa hợp, làm sao hòa giải được? Ấy là còn chưa kể không ít kẻ vẫn còn mang nặng tư tưởng chống đối, phản kháng!

Đáp lại, Báo Tiếng dân hôm qua đăng tải một số bài viết, trong đó có nói rằng: “Chỉ khi chấp nhân đa nguyên, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm có cơ hội được đánh giá, soi rọi thì mới mong có thành thật xã hội, mới mong có tôn trọng nhau. Từ đó ắt sẽ có hòa hợp hòa giải.”.

Bản thân tôi và rất nhiều bạn bè, người thân của tôi đang sống và chết ở Việt Nam. Điều này không có nghĩa là chúng tôi “hòa hợp, hòa giải” với chế độ cộng sản vì quyền công dân, quyền con người của chúng tôi hoàn toàn không được tôn trọng. Họ còn cho rằng chỉ có xóa bỏ chế độ "độc đảng" mới có hòa giải dân tộc, mới đem lại độc lập, chủ quyền, hạnh phúc cho nhân dân.

Chắc chắn rằng chúng ta thường hay bắt gặp hay đọc được những kiểu đưa thông tin một cách thiếu khách quan của các trang mạng phản động về tình hình đất nước sẽ làm cho người ta tiếp cận một chiều, hiểu một cách méo mó về đất nước từ quá khứ đến hiện tại, rồi thiếu niềm tin vào chế độ hiện hành, không có ham muốn trở về quê hương với "bức tranh xám xịt".

Có lẽ không ai không biết đến ông Nguyễn Cao Kỳ - nguyên Phó Tổng thống chế độ Sài Gòn nổi tiếng, người “chống cộng” kịch liệt. Thế nhưng sau khi về quê hương, ông đã phải công nhận rằng những người Cộng sản Việt Nam hiện đang làm rất tốt và làm tốt hơn các ông. Ông Nguyễn Cao Kỳ cũng từng nói: “...đã đến lúc phải hòa hợp, hòa giải giữa anh em với nhau để xây dựng đất nước chứ ngoái cổ lại nhìn dĩ vãng rồi hận thù, chua chát, cay đắng thì đâu có được. Nhưng mà chắc chắn là không thể thuyết phục hết được vì vẫn còn một số người – một bộ phận rất nhỏ – cả đời chỉ nghĩ cho cá nhân họ thôi, nhiều khi họ phải nói năng lung tung, để ý làm gì. Tôi nghĩ chuyện chính vẫn là quyền lợi đất nước. Thế thôi...”

Thật là sai lầm khi một bộ phận người Việt Nam, đặc biệt là số người Việt ở Mỹ lại đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Rõ ràng điều đó không thích hợp với Việt Nam. Và đương nhiên không thể nào chấp nhận việc vì một bộ phận nhỏ số người lợi dụng chính sách hòa hợp, hòa giải của Đảng, Nhà nước ta để đưa ra những yêu cầu hết sức vô lý gây hại đến sự ổn định và phát triển của đất nước được.



Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

ĐÔI LỜI VỤ LÃO GIÀ DÂM Ô TRẺ EM


Trung Lương

Sáng nay ngủ dậy, cựa quậy một tí mà hỡi ôi ba sáu mười tám các loại cơ gân đau khủng khiếp, y như hồi ngày thứ 2 về nhà chồng các anh chị ạ. Đáng lẽ là định viết tus này từ hôm qua nhưng mà bận quá. Nay cuối tuần cũng thảnh thơi gắng gượng dùng hết sức bình sinh mà gõ phím nói đôi lời về vụ lão già dâm ô trẻ em được tòa cho giảm án.

Tôi gọi lão là “lão già”. Đúng ra phải gọi là “Lão bị cáo” mới đúng anh chị nhỉ. Thẳng tính nó quen. Chứ chả được nhiều văn chương, mỹ từ như mấy anh báo chí, một “ông già”, hay “ông cụ”. Gọi lão được rồi. Cũng không bị coi là người vô học, không biết trước sau với người biết ỉa đái trước mình tận mấy chục năm lận.

Đáng là chả biết vụ này đâu. Nhưng trong lúc chờ anh bạn trẻ nhà tôi thở lấy sức để đánh trận hiệp 3 thì lướt lướt điện thoại thấy chị em share vụ này nhiều lắm., newfeed rần rần bàn về chuyện này. Ôi thôi. Chửi quá trời quá đất. Chả biết có bao nhiêu người ngọn ngành câu chuyện, nhưng cũng lôi họ hàng gia tộc phả của lão vào mà chửi. Chửi lão một thì họ chửi hội đồng xét xử mười. Họ chửi luôn cả bọn báo chí vì đã gọi “lão biến thái” này bằng một từ mỹ miều trước công chúng “ông cụ” - “ông lão”.

Nói thật chứ đọc báo viết về phiên tòa mà tôi khinh. Lúc phạm tội thì khỏe lắm. Ra tòa đi không nổi. Lão diễn phải nói là chuẩn hết đát. Nghĩ tới chuyện từ cảnh chờ 5 lứa chó đẻ vẫn ngồi quay tay trong 4 bức tường mà giờ đây có thể hòa mình vào xã hội, vui chơi cùng các con thơ cháu dại mà lão lấy làm vui sướng, hãnh diện lắm. Lão vẫn ngẩng cao đầu và không biết nhục là gì. Đọc đoạn hội đồng xét xử cho rằng bị cáo dâm ô với trẻ em hiện tuổi già sức yếu, lại từng là cán bộ ngân hàng nên giảm từ 3 năm tù xuống 18 tháng tù treo nói thật em đây chẳng buồn nhếch mép.  

Già đến tuổi này rồi, cũng hơn mấy chục mùa dưa hấu úng lão cắp sách đi học, cũng cán bộ nhà nước hẳn hoi... Ấy thế mà. Haizz. Nói thật chứ bệnh gì thì bệnh chứ ấu dâm thì cách ly khỏi xã hội. Để lão ấy tiếp tục nhởn nhơ ở ngoài có khi lại tái phạm. Thế mới thấm câu: “Không có người già nào xấu, mà chỉ có người xấu già đi”.

Thế nhé anh chị! Nói nhiều lại bảo lắm chuyện. Dù tòa có tuyên thế nào thì cuộc đời lão cũng đã hết rồi còn đâu, chẳng qua là chỉ chờ chuyến xe cuối cùng trong tủi nhục mà thôi!

Dê già giương cao cổ
Thẩm phán khom lưng chào :3