Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

ÔNG PHIL ROBERTSON LIỆU ĐÃ TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM?


Trung Lương

“Diễn biến hòa bình’’ – một thuật ngữ chắc hẳn đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Mà ở đây chính là việc Mỹ và các nước phương Tây thực hiện bằng cách đưa các vấn đề văn hóa, đạo đức, nhân quyền,… của các quốc gia trên thế giới để bàn tán và đòi hỏi phải đi theo lối văn hóa của họ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay họ triệt để mọi vấn đề đó của các quốc gia để can thiệp sâu nhất có thể vào công việc nội bộ của các nước trên thế giới, và đương nhiên Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ.

Và dường như những hoạt động can thiệp đó của Mỹ và phương Tây không hề dừng lại. Cụ thể vừa qua ông Phil Robertson – Phó giám đốc đặc trách Châu Á của tổ chức “Theo dõi nhân quyền thế giới’’ (HRW) đã lên tiếng phát biểu về việc Huỳnh Thục Vy bị xét xử về tội “Xúc phạm quốc kỳ” rằng: “Thật nực cười khi chính quyền Việt Nam cố tình ép cô Vy vào tội xúc phạm lá cờ quốc gia. Rõ ràng nhà nước Việt Nam coi trọng các biểu tượng hơn là quyền làm người của chính họ”. Không những vậy, ông Phil Robertson còn lên giọng rằng: “Hành vi đó không nên được coi như một tội hình sự. Chắc chắn không phải một hành động đáng bị bỏ tù”. Lời bào chữa nghe mới nực cười làm sao!

Tôi xin thưa với ông Phil Robertson rằng là phát ngôn của ông là quá vô lý và nói thẳng ra là thiếu suy nghĩ. Thứ nhất, đối với đất nước Việt Nam chúng tôi, truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn… đã trở thành những giá trị đạo đức quý báu của con người nơi đây và đương nhiên với mỗi người dân Việt Nam thì Quốc kỳ Việt Nam là biểu tượng của hồn nước, của lòng dân, của tình đoàn kết toàn dân tộc, là biểu tượng thiêng liêng nhất… điều đó dường như đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Do đó, ông nên biết rằng mỗi quốc gia đều có những đặc điểm văn hóa và chuẩn mực xã hội riêng, cho nên mọi sự so sánh của ông là quá khập khiễng và không phù hợp với đặc điểm của của nước Mỹ mà ông luôn đề cao đó. Biểu tượng, niềm tự hào của một quốc gia bị xúc phạm mà không phải là tội vậy theo ông thế nào mới là tội? Ông Phil Robertson cứ thử lấy quốc kỳ nước ông ra và chà đạp, xúc phạm thử xem ông có bị xử lý không?

Thứ hai, trên thế giới có rất nhiều nước quy định và xử lý nghiêm khắc với hành vi xúc phạm quốc kỳ, điển hình như các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Austraylia, Italya, Đức, Croatia, Arghentia, ... Thôi nói đâu xa, Tổng thống Donal Trump của nước ông, chắc ông phải viết chứ? Hôm 29/11/2016 trên Twitter ông Trump có viết thế này tôi trích nguyên văn: “Nobody should be allowed to burn the American flag - if they do, there must be consequences - perhaps loss of citizenship or year in jail!”. Dịch ra tiếng Việt: Không ai được phép đốt cờ Mỹ - nếu có, phải có hậu quả - có thể mất quốc tịch hoặc vào tù!

Còn về vấn đề của Huỳnh Thục Vy, ngoài việc ả ta xúc phạm Quốc kỳ ra thì kèm với đó ả ta đã hỗn láo nói rằng: “Đối với nhiều người thì việc đụng chạm đến cờ đỏ là việc chi khá nhạy cảm và là việc hơi thiếu sang suốt, dại dột, nhưng đối với tôi thì cở đỏ là biểu tượng của sự đàn áp, độc tài, độc đoán, phi dân chủ, phản dân quyền của chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam”. Vậy tôi xin hỏi ông Phil Robertson rằng liệu những việc làm của ả ta đã phù hợp với truyền thống văn hóa của đất nước tôi hay chưa. Đó là những truyền thống đến những đứa trẻ lên ba còn hiểu và nhận thức được sự thiêng liêng và quý báu đó. Chỉ có những kẻ tự mình đánh mất danh dự, những kẻ thần kinh chính trị chống phá đất niên điên dại như Huỳnh Thục Vy mới có những hành động đáng lên án như vậy.

Không chỉ Huỳnh Thục Vy mà tất cả những ai có hành vi nói trên đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Cho nên qua đây muốn nói với ông Phil Robertson rằng trước khi phát ngôn điều gì phải tìm hiểu và tôn trọng pháp luật và truyền thống của nước họ, đừng để những phát ngôn của mình trở thành trò cười cho thiên hạ!



KẺ TUNG, NGƯỜI HỨNG VÀ TRÒ HỀ CỦA ĐÁM NGUYỄN THÚY HẠNH


Trung Lương

Ngày 29/11 là sinh nhật lần thứ 52 của Trần Huỳnh Duy Thức, cũng là sinh nhật thứ 10 của y trong tù. Để mừng sự kiện trọng đại này của đàn anh trong zới, đám dân chủ giả cầy Hà Thành đã kêu gọi một cuộc vận động Trần Huỳnh Duy Thức được đề cử giải Nobel hoà bình coi như món quà ý nghĩa. Và kẻ lĩnh xướng trong chuyện này không ai khác là Nguyễn Thúy Hạnh. Trền facebook cá nhân của mình, Thúy Hạnh viết: "Trần Huỳnh Duy Thức xứng đáng được đề cử giải Nobel hoà bình. Tại sao không?". Tất nhiên, đám zân chủ như Phan Vân Bách, Lê Công Định, Nguyễn Tường Thụy, ... nhiệt thành ủng hộ, đóng góp ý kiến khá là xôm.

P.V. Bách viết: "Vận động người dân ủng hộ đề xuất Nobel Hòa Bình cho TNLT Trần Huỳnh Duy Thức là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn fb của tôi ok bấm số 1, không ok bấm số 2".
Hay theo như Tường Thụy nhận xét thì việc Thức nhận giải thưởng này sẽ vớt vát và tạo bước ngoặt cho sự rệu rã của phong trào dân chủ suốt thời gian dài vừa qua: "Phải có giải Nobel Hòa Bình cho Trần Huỳnh Duy Thức. Khi đó, phong trào Dân chủ ở VN sẽ chuyển sang cục diện mới".
Nhiều người đưa ra ý kiến cần một cuộc vận động kêu gọi ủng hộ điều này như đưa ra lý do, thống kê những thành tựu, tác động và ảnh hưởng của Thức: "cái cần nhất là phải nhiều nước trên TG biết việc làm của anh THDT. Hiện tại TG hay ban trao giải Nauy ko biết nhiều về anh." Và người được tin tưởng làm điều này là Lê Công Định bởi sự hiểu biết về Thức và uy tín của y trong làng zân chủ.


Riêng vấn đề này, tôi có thể giúp Định bởi tên tuổi và những "thành tích" đáng "ghi nhận" của Thức từ trước đến nay thì không ít người biết đến:
- Ngày 20/1/2010, Trần Huỳnh Duy Thức bị Tòa án nhân dân (TAND) TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 16 năm tù, quản chế 5 năm.
- Thức là người giữ vai trò chủ mưu, thành lập “Nhóm nghiên cứu chấn” và lôi kéo Lê Công Định, Lê Thăng Long cùng một số người khác cùng tham gia các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.
- Thức đã viết nhiều tài liệu, đề ra phương thức hoạt động nhằm mục đích thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam.
- Thức cũng tích cực tham gia tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam”, làm ra nhiều tài liệu đăng trên các blog về phương thức lật đổ chính quyền nhân dân...

Ngoài ra, là quan điểm cá nhân, với chiêu trò vận động này, zới dân chủ đang cố gắng để cho Thức ra nước ngoài sinh sống, định cư kẻo chết rũ xương trong tù khi hiện tại Thức đã không còn trẻ, sức chống phá đang giảm đi nhiều. Điều này không phải là không có cơ sở bởi nếu ai quan tâm sẽ thấy nó giống với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Hồi tháng 6/2018, Mẹ Nấm Như Quỳnh cũng được vận động, được đề cử giải Nobel Hoà Bình và kết quả thế nào ắt mọi người cũng đã thấy, Quỳnh đã cùng gia đình qua Mỹ sinh sống 1 tháng trước. 

Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình". Đúng là khó mà tìm được dù chỉ một điểm nổi bật nói lên đóng góp của Thức trong chuyện này! Kết quả thế nào hẳn cũng đã rõ. Việc kêu gọi vẫn động đề cử giải thưởng Nobel cao quý này một lần nữa của đám zân chủ Nguyễn Thúy Hạnh chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi!



Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

KỲ VỌNG VÀO TÂN TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI

Trung Lương
Thứ bảy ngày 17 tháng 11 năm 2018, Toà Thánh công bố:
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội của Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn; đồng thời đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, hiện đang là Giám mục giáo phận Hải Phòng, làm Tổng giám mục Chính toà Tổng giáo phận Hà Nội.

TGP Hà Nội là một trong ba tổng giáo phận ở Việt Nam cùng với tổng giáo phận Huế và tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh. Tổng Giáo phận Hà Nội gồm 10 giáo phận trực thuộc: Bắc Ninh, Bùi Chu, Hải Phòng, Hưng Hóa, Lạng Sơn - Cao Bằng, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh. Mặc dù cũng là đơn vị TGP như TP Hồ Chí Minh hay Huế nhưng rõ ràng, vị trí TGP Hà Nội có một vị trí hết sức quan trọng. Bởi lẽ, ở đây gắn với nhiều yếu tố chính trị, ngoại giao, nhất là tại nơi được xác định là trung tâm chính trị, xã hội, kinh tế của cả đất nước. Thế nên, điều đương nhiên vị trí Tổng giám mục của Tổng giáo phận Hà Nội là một vị trí đặc biệt quan trọng và có những ảnh hưởng lớn nhất định.
Vậy nên việc chọn nhân sự kế nhiệm khi Hồng y Nguyễn Văn Nhơn về hưu vì thế không phải là chuyện dễ dàng gì. Như một số trang tin Công giáo đề cập xung quanh lễ sinh nhật lần thứ 80 của Hồng y Nguyễn Văn Nhơn: "Tuy đã quá 75 tuổi từ nhiều năm, ĐHY Phêrô Nhơn vẫn chưa có người kế vị, vì bổ nhiệm Giám Mục cho Hà Nội vẫn luôn là vấn đề khó khăn từ nhiều năm qua". Chọn đúng đồng nghĩa với việc người đó sẽ thúc đẩy sự thăng tiến, ổn định của giáo hội, nếu chọn sai thì nó sẽ ít nhiều tạo ra những hệ lụy khôn lường. Việc bổ nhiệm Giám mục Ngô Quang Kiệt làm TGM TGP Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010 thực sự là bài học đắt giá và đó cũng là lí do khiến Tòa thánh cùng giới chức trong nước phải đắn đo trước khi chọn, bổ nhiệm nhân sự.
Tân Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên sinh ngày 26/10/1960 tại Giáo xứ Kẻ Sặt- Hải Dương; được thụ phong linh mục ngày 24-01-1988, và từng du học tại Pháp; được bổ nhiệm Giám mục Hải Phòng ngày 06/11/2012 ở tuổi 42. Ngài từng được mệnh danh là “Đức cha trẻ” khi được Tấn phong Giám mục ở tuổi 43 vào ngày 02 tháng 01 năm 2003.
Trên vị trí mới, sẽ có nhiều việc phải lo toan, nhưng là một người được Tòa thánh tin tưởng lựa chọn, có uy tín đối với tín đồ Công giáo, sống hòa hợp và cũng được sự đồng thuận của chính quyền nên vị tân Tổng giám mục được kỳ vọng sẽ có những đóng góp to lớn hơn vào sự phát triển chung. 
Với mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền với tòa thánh Vatican và với năng lực, uy tín đã được Tòa thánh, giáo dân và chính quyền ghi nhận, hy vọng sự lựa chọn lần này với vị trí tân TGM TGP Hà Nội sẽ phát huy được những hoạt động của Hội đồng Giám mục Việt Nam, sống phúc âm giữa lòng dân tộc, góp phần một mặt giúp ổn định đời sống vật chất, cũng như tinh thần của bà con giáo dân, đồng thời mặt khác có thể giúp bà con giáo dân Hà Nội nói riêng, cũng như có ảnh hưởng đến bà con giáo dân cả nước nói chung để giúp hiểu đúng, tuân thủ đúng các chính sách, pháp luật.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

TRẦN HUỲNH DUY THỨC: TỐT HƠN HẾT NÊN NHẬN TỘI!


Trung Lương

Trần Huỳnh Duy Thức trong phiên tòa phúc thẩm ngày 11.5.2010 tại TP.HCM xét xử về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị y án 16 năm tù, quản chế 5 năm. Trần Huỳnh Duy Thức là người giữ vai trò chủ mưu, thành lập “Nhóm nghiên cứu chấn” và lôi kéo Lê Công Định, Lê Thăng Long cùng một số người khác cùng tham gia các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Thức đã viết nhiều tài liệu, đề ra phương thức hoạt động nhằm mục đích thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức cũng tích cực tham gia tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam”, làm ra nhiều tài liệu đăng trên các blog về phương thức lật đổ chính quyền nhân dân. Tại phiên tòa phúc thẩm, Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục kêu oan, cho rằng các hành vi của mình không nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.


Đến nay, đã 9 năm kể từ ngày Thức bị bắt giam. Ngày 28/1/2018, Trần Huỳnh Duy Thức đã làm đơn gửi Chánh an Tòa án nhân dân TP.HCM và cơ quan thi hành án Hình sự TP.HCM xin được giảm mức hình phạt. Và gia đình Trần Huỳnh Duy Thức đã nhờ Luật sư Ngô Ngọc Trai - Công ty luật Công Chính, nộp hồ sơ lên các cơ quan chức năng và Chủ Tịch Nước đề nghị xem xét lại bản án; xin được giảm án và ân xá. Hơn nữa bê Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng xác nhận rằng đã nhiều lần nhận được công văn (số 2.5/2018/CV ngày 3/5/2018; số 14.5/2018/CV ngày 14/5/2018; số 18.6/2018/CV ngày 18/6/20180) của Công ty luật TNHH Công Chính xin đặc xá cho Trần Huỳnh Duy Thức.
Thiết nghĩ việc nhờ luật sư và bản thân làm đơn xin được giảm án và ân xá, Trần Huỳnh Duy Thức và luật sư Ngô Ngọc Trai đã nghiễm nhiên công nhận việc Thức phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 BLHS 1999 và việc Tòa xét xử là đúng quy định của pháp luật. Có thể không hẳn thế, bởi một người ngoan cố, khôn ngoan, chống đối quyết liệt như Thức thì sẽ không dễ tự lòi đuôi chuột của mình ra như vậy!

Lẽ ra với mong muống được hưởng khoan hồng của pháp luật như vậy thì Thức phải thành khẩn nhận tội, cảm thấy ăn năn, hối hận về những hành vi sai trái của mình. Tuy nhiên Thức lại dở trò “tuyệt thực” ra một lần nữa để gây áp lực đối với cơ quan công an. Đó là một điều không có lợi cho Thức một chút nào nếu muốn sớm ra khỏi nhà tù. Theo như thông tin nắm được, Thức đòi tuyệt thực mười ngày từ 14 đến 23/8. Và lý do tuyệt thực lần này là yêu cầu nhà nước trả tự do và miễn hoàn toàn án còn lại cho tất cả những người phạm tội chuẩn bị hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là Khoản 3 Điều 109. Và nực cười hơn là lại một lần nữa Trần Huỳnh Duy Thức bày ra trò “tuyệt thực” để bịa đặt chuyện công an thúc ép ông ta nhận tội để được hưởng “đặc xá”.

Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định. Để một phạm nhân được xem xét đặc xá phải có rất nhiều điều kiện đi kèm theo. Liệu Trần Huỳnh Duy Thức có đáp ứng được các điều kiện đó không khi ông ta không chấp hành tốt các nội quy, quy chế của trại giam,... Hơn nữa với việc luôn thể hiện ý thức chống đối quyết liệt như vậy thì khó có khả năng cho Thức được hưởng đặc ân đó. Tốt hơn hết là hãy nên nhận tội! Đó là lời khuyên dành cho Trần Huỳnh Duy Thức khi mà đến nay Thức đã bước qua tuổi 52 - cái tuổi mà các biểu hiện về già sẽ ập đến rất nhanh với y trong khi thời gian mãn hạn tù còn dài đằng đẵng.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

NHÂN QUYỀN VIỆT NAM: MƯU ĐỒ MÃI KHÔNG CHẤM DỨT!


Trung Lương
Có thể đưa ra một kết luận rằng: Nhân quyền ngày càng bị chính trị hoá cao độ. Rất dễ dàng thấy rõ điều đó khi mà trong nhiều năm qua, các nước phương Tây và các thế lực thù địch gia tăng rõ rệt sức ép đối với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền. Họ triệt để lợi dụng vai trò và thế mạnh của mình tại các cơ chế như Liên hợp quốc và các tổ chức kinh tế, xã hội,... nhằm áp đặt quan điểm và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 

Trong bài viết “Nhân quyn t đáy lòng hay món hàng trao đi?của Bùi Tín đăng trên VOA Tiếng Việt có đoạn: “Thế gii dân ch đang rt quan tâm và quan ngi v tình hình đàn áp nhng người bt đng chính kiến, nhng chiến sĩ dn thân đòi dân ch và nhân quyn Vit Nam. Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc, chuyên viên v Nhân quyn ca chính quyn Hoa Kỳ, CHLB Đc, Anh, Hà Lan, Thy Đin, Na Uy… đu lên tiếng phàn nàn v s sa sút t hi trong tôn trng nhân quyn và t do tôn giáo Vit Nam, khi đang có chng 150 tù nhân chính tr đang b giam cm tù đày vì đòi tư do chính tr và tôn giáo...”.

Hay Giám đốc Human Rights Watch tại Nhật Bản, Kanae Doi, nêu rõ “Chính phủ Việt Nam vẫn còn là một trong những chính quyền đàn áp nhất trên thế giới. Trong tư cách nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản có cả cơ hội và trách nhiệm lên tiếng về những vi phạm của chính phủ Việt Nam đối với chính công dân của họ. Thủ tướng Shinzo Abe cần công khai lên tiếng ủng hộ cho những nhà hoạt động can đảm cổ xúy cho nhân quyền; và thúc giục chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai bị cầm tù chỉ vì đứng lên đòi hỏi quyền con người. Sự im lặng về tình trạng vi phạm đó chỉ khuyến khích chính phủ Việt Nam tiếp tục ra tay đàn áp mà thôi...”.


Đó là lời kêu gọi của Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW trước chuyến công du cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Nhật Bản từ hôm nay ngày 29?5 đến 2/6. Và trước đó vào ngày 25 tháng 5, Human Rights Watch cũng đã gửi một bức thư đến thủ tướng Abe nêu lên những quan ngại về các hạn chế của chính phủ Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, những cản trở đối với các nhóm tôn giáo, nghiệp đoàn và bỏ tù những tiếng nói đối lập.

Ông Kanae Doi cần phải hiểu rằng việc kết án bất kỳ công dân phạm pháp nào cũng là thực hiện nhân quyền vì đó là sự thực hiện lẽ công bằng, có công thì thưởng, có tội thì phạt, như ở bất kỳ đất nước nào khác. Đó là điều hiển nhiên. Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để có các hành động vi phạm pháp luật. Và ở Việt Nam không có cái gọi là đàn áp chính trị, bắt bớ vô cớ những những bất đồng chính kiến; chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật của Việt Nam. Nhưng các thế lực thù địch với âm mưu chống phá vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật đó.

Chúng ta có thể thấy rằng mỗi khi cơ quan tư pháp Việt Nam xử lý những người vi phạm pháp luật, như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,..., thì các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đều lu loa lên rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, “đàn áp những người bất đồng chính kiến, dám nói thẳng ý kiến về các vấn đề chính trị, tôn giáo và nhân quyền”. Họ đánh tráo khái niệm, gọi những kẻ phạm pháp bị xử lý theo pháp luật đó là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm.

Lẽ ra, với tư cách của mình, ông Kanae Doi cần phải có nhận thức đúng đắn về vụ việc, tỏ thái độ đúng mực về vấn đề “nhân quyền” đối với Chính phủ Việt Nam. Và một lần nữa, chúng tôi, những công dân Việt Nam yêu cầu các người hãy thôi xuyên tạc sự thật nhân quyền Việt Nam với mục đích, ý đồ chính trị xấu xa. Những người “giương ngọn cờ” bảo vệ nhân quyền trước hết hãy biết tôn trọng đừng chà đạp lên nhân quyền của chúng tôi nữa!

DÂN LÀM BÁO ĐÃ KHÔNG BIẾT LẠI CÒN LẮM LỜI



Trung Lương

Từ lâu câu nói “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” của Karl Marx vẫn được nhiều người hiểu sai và theo ý nghĩa một cách tiêu cực. Họ cho rằng câu nói này Marx đưa ra để phê phán tôn giáo giống như một thứ gây hại cho xã hội. Vẫn cố tình hiểu theo nghĩa ấy và cũng không phải lần đầu Dân Làm Báo dẫn lại câu nói này để đưa ra luận điểm rằng Cộng sản Việt Nam đàn áp và coi tôn giáo là kẻ thù: Nói đến chuyện xung đột giữa CS và tôn giáo là nhắc đến chuyện cũ rích, nhưng đó là một cuộc chiến bất tận, có lẽ chỉ chấm dứt khi, hoặc tôn giáo, hoặc cộng sản, một trong hai bên biến mất khỏi trái đất này...”.

Và DLB cũng không quên việc viện dẫn rằng Việt Nam bị các tổ chức Nhân quyền trên thế giới, Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia khác lên án về các hành vi đàn áp tôn giáo: “Tại hội nghị Các Tổ Chức Dân Sự vùng Đông Nam Á tháng 11, năm 2017 tổ chức tại Philippines, tất cả các tổ chức dân sự thuộc vùng này, đều khẳng định CSVN đàn áp tôn giáo...”
Trong bài đăng với tiêu đề “Cộng sản và Công giáo” trên tờ báo Sự Thật năm 1949, khi trình bày phần”Chỗ gặp nhau của Công giáo và Cộng sản”, Nguyên Tổng bí thư Trường Chinh cũng đã nói rõ: “Cộng sản vô thần, Công giáo hữu thần, thế nhưng Cộng sản và Công giáo vẫn có chỗ giống nhau. Lý tưởng Cộng sản và lý tưởng của Chúa Cơ đốc không khác nhau mấy. Chúa muốn người ta đừng lừa đảo, bóc lột lẫn nhau, Chúa muốn người ta tương thân tương ái. Người Cộng sản cũng muốn thế”.

Rõ ràng, tôn giáo là một bộ phận không thể thiếu trong xã hội. Và người cộng sản chắc chắn biết điều đó chứ “đánh đồng các tôn giáo như đảng phái hay một thứ siêu đảng phái phải tận diệt trong một quốc gia chỉ độc tôn một đảng CS” như Dân Làm Báo nói.

Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào mà còn đánh giá cao vị trí, vai trò của các tôn giáo đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Điều này đã phản bác các luận điệu xuyên tạc cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là vô thần và chủ trương diệt trừ tôn giáo. Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa và đưa những quy định đó vào hiện thực cuộc sống. Việt Nam có thể coi là bảo tàng về tôn giáo, tín ngưỡng của thế giới. Có tôn giáo ngoại nhập như Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo, ... Có tôn giáo nội sinh như Cao Đài, Hòa Hảo, ... Có thể nhận thấy rằng những thập kỷ qua là thời kỳ mà tôn giáo ở nước ta có được môi trường hoạt động “đạo và đời” thuận lợi đến vậy.

Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Việt Nam, nó đang và sẽ cùng tồn tại cùng dân tộc ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực tế lịch sử đã chứng minh những đóng góp tích cực của đồng bào các tôn giáo vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất  nước, các chức sắc và tín đồ các tôn giáo cũng không ít trăn trở, đồng hành cùng lãnh đạo và chính quyền lo toan cho vận mệnh đất nước.  
Chúng ta đều thấy rằng, người cộng sản không có chủ trương chống tôn giáo! Mà chỉ chống những kẻ lợi dụng tôn giáo gây hậu quả tiêu cực đến đời sống xã hội. Cũng không lạ gì chuyện vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo bởi đây là việc các thế lực thù địch thường làm. Tuy nhiên mọi mưu đồ của chúng dù thâm độc đến đâu cũng sẽ là vô vọng mà thôi!


TỪ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ MXH ĐẾN LUẬT AN NINH MẠNG


Trung Lương
Trước hết chúng ta hãy đến với những con số biết nói dưới đây:
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức We are Social, tại Việt Nam khoảng 55 triệu người người sử dụng mạng xã hội  chiếm 57% dân số . Thời lượng sử dụng Internet và mạng xã hội trong một ngày tương ứng 7 giờ và 2,5 giờ, khá cao so với khu vực và thế giới. Facebook và Youtube là những trang được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 61% và 59%. Kết quả khảo sát cho thấy, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam thể hiện tập trung ở việc nói xấu, phỉ báng (61,7%), vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%), kỳ thị dân tộc (37%), kỳ thị giới tính (29,3), kỳ thị khuyết tật (hơn 21,7%), kỳ thị tôn giáo (gần 16%).

Chắc chắn một điều mà mọi người đều thấy hiện nay đó là việc lợi dụng mạng xã hội để tán phát thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức diễn ra rất nhiều, thường xuyên và ngày càng có xu hướng gia tăng.những vụ việc tiêu cực trên mạng xã hội được xử lý theo pháp luật còn chưa đủ tính răn đe. 

Trong kế hoạch xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT ông Trương Minh Tuấn cũng đã nhấn mạnh: “Chúng ta không hạn chế dùng mạng xã hội, song hoạt động phải văn minh, đạo đức, tạo môi trường lành mạnh, đẩy lùi tiêu cực”. Nếu có bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực chung như vậy thì sẽ có thể bù đắp những “khoảng trống” mà văn bản pháp luật hiện không điều chỉnh được.

Với tốc độ phổ biến của Internet, mạng xã hội như hiện nay, việc các đối tượng xấu tung tin đồn thất thiệt, bôi xấu cá nhân, cơ quan, tổ chức,… diễn ra hết sức phổ biến, gây nhiều hậu quả hết sức nặng nề. Đó cũng chính là lý do cần thiết để Luật An ninh mạng được thông qua.

Sau khi Bộ Công an trình Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, không chỉ “khóc thuê” cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Facebook, Google, đám phản động và lều báo ở trong nước cũng đã liên tục rêu rao về việc Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, tự do thông tin và sự kiểm soát gắt gao của Chính phủ. Luật sư Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn của đài RFA:
“Tôi cũng chưa biết người ta sẽ qui định cái gì, nó có hạn chế quyền của công dân theo hiến pháp qui định hay không? Nhưng theo chủ quan của tôi thì chắc là người ta muốn quản lý, siết chặt tự do tư tưởng...”

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Có lẽ chúng ta đều thừa biết rằng những ai là người mong muốn rằng bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội và Luật An ninh mạng không được thông qua, không được áp dụng nhất. Bởi khi đó bọn họ làm gì có “đất mà dụng võ” nữa chứ! Và rồi mới thấm thía câu “Mạng ảo tù thật”.


LẠI NÓI VỀ HÒA GIẢI VÀ HÒA HỢP DÂN TỘC


Trung Lương

Không một ai phủ nhận rằng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sau khi Tổ quốc thống nhất, chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng, Nhà nước ta đã khơi dậy tình thân gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc để xóa đi mặc cảm, hận thù, định kiến; dần khỏa lấp những khác biệt trong suy nghĩ và hành động hướng đến đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước. Hơn 40 năm đã trôi qua câu chuyện về hòa giải, hòa hợp dân tộc vẫn là vấn đề thời sự. Và không ít lần chúng ta nói về vấn đề này.

Trong bài “Luận về hòa giải, hòa hợp” của học giả Nguyễn Trần Bạt trên báo Tiền phong dịp 30.4 vừa qua, có đoạn: “...Vấn đề hòa giải nên xem lại, bởi vì bài toán xung đột của chiến tranh đã được giải xong rồi, người thắng kẻ thua cũng rõ rồi. Hòa giải là phải có hai bên, bên thắng trận đã được khẳng định và vẫn còn nguyên đó, còn bên bại trận thì ai tập hợp để đặt ra vấn đề hòa giải?...”. Đây không hẳn là không có lý! Hơn bốn mươi năm qua là một trải nghiệm thiết thực giữa hai giới tuyến tư tưởng, đấy là căn bệnh khó hóa giải. Còn một bộ phận không nhỏ nuôi dưỡng tinh thần bại hoại hoặc tự ti mặc cảm thì làm sao hòa hợp, làm sao hòa giải được? Ấy là còn chưa kể không ít kẻ vẫn còn mang nặng tư tưởng chống đối, phản kháng!

Đáp lại, Báo Tiếng dân hôm qua đăng tải một số bài viết, trong đó có nói rằng: “Chỉ khi chấp nhân đa nguyên, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm có cơ hội được đánh giá, soi rọi thì mới mong có thành thật xã hội, mới mong có tôn trọng nhau. Từ đó ắt sẽ có hòa hợp hòa giải.”.

Bản thân tôi và rất nhiều bạn bè, người thân của tôi đang sống và chết ở Việt Nam. Điều này không có nghĩa là chúng tôi “hòa hợp, hòa giải” với chế độ cộng sản vì quyền công dân, quyền con người của chúng tôi hoàn toàn không được tôn trọng. Họ còn cho rằng chỉ có xóa bỏ chế độ "độc đảng" mới có hòa giải dân tộc, mới đem lại độc lập, chủ quyền, hạnh phúc cho nhân dân.

Chắc chắn rằng chúng ta thường hay bắt gặp hay đọc được những kiểu đưa thông tin một cách thiếu khách quan của các trang mạng phản động về tình hình đất nước sẽ làm cho người ta tiếp cận một chiều, hiểu một cách méo mó về đất nước từ quá khứ đến hiện tại, rồi thiếu niềm tin vào chế độ hiện hành, không có ham muốn trở về quê hương với "bức tranh xám xịt".

Có lẽ không ai không biết đến ông Nguyễn Cao Kỳ - nguyên Phó Tổng thống chế độ Sài Gòn nổi tiếng, người “chống cộng” kịch liệt. Thế nhưng sau khi về quê hương, ông đã phải công nhận rằng những người Cộng sản Việt Nam hiện đang làm rất tốt và làm tốt hơn các ông. Ông Nguyễn Cao Kỳ cũng từng nói: “...đã đến lúc phải hòa hợp, hòa giải giữa anh em với nhau để xây dựng đất nước chứ ngoái cổ lại nhìn dĩ vãng rồi hận thù, chua chát, cay đắng thì đâu có được. Nhưng mà chắc chắn là không thể thuyết phục hết được vì vẫn còn một số người – một bộ phận rất nhỏ – cả đời chỉ nghĩ cho cá nhân họ thôi, nhiều khi họ phải nói năng lung tung, để ý làm gì. Tôi nghĩ chuyện chính vẫn là quyền lợi đất nước. Thế thôi...”

Thật là sai lầm khi một bộ phận người Việt Nam, đặc biệt là số người Việt ở Mỹ lại đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Rõ ràng điều đó không thích hợp với Việt Nam. Và đương nhiên không thể nào chấp nhận việc vì một bộ phận nhỏ số người lợi dụng chính sách hòa hợp, hòa giải của Đảng, Nhà nước ta để đưa ra những yêu cầu hết sức vô lý gây hại đến sự ổn định và phát triển của đất nước được.