Mấy ngày qua, cộng đồng mạng xã hội đang chia sẻ rầm rộ về những bức ảnh,
nội dung thể hiện một người đàn ông mang sắc phục công an, dùng chân và đầu gối
đánh lên đầu lên cổ của một người phụ nữ. Bức ảnh được đăng tải lên vào đúng
ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Vô
cùng căm phẫn, đó là cảm giác đầu tiên khi bất cứ ai nhìn vào những tấm hình
này. Một bộ quân phục, một gã đàn ông, với đôi giày lính, đại diện cho lực lượng
bảo vệ đất nước, lại đang chà đạp lên 1 người phụ nữ nhỏ bé, không một tấc sắt
trong tay. Rất nhiều người đã chia sẻ và đưa ra rất nhiều bình luận trái chiều.
Và trang facebook Thuy Trang Nguyen còn đưa ra 1 thông tin “rất rõ ràng” rằng:
Kẻ hành hung, là Trung Tá Bùi Hồng Minh, trước đây là lính trinh sát ma
túy, nay chuyển qua đội hình sự… Hình ảnh được chụp tại trụ sở Công An Huyện
Gia Viễn, Ninh Bình. Nạn nhân là chị Giang (không rõ họ), một người bán nước,
vì không trả “tiền xâu” đã bị Minh bắt về còng tay đánh đập.
Thông
tin đưa ra làm dấy lên làn sóng căm phẫn nhắm vào người “mặc quân phục công an”
tên Minh đó.
Tuy nhiên, khi cảm xúc lắng lại, thì chúng ta cần phải bình tĩnh suy xét
thật kĩ vấn đề, bởi vì “một nửa cái bánh mì là bánh mì, nhưng 1 nửa sự thật
chưa chắc đã là sự thật”. Huống chi trong những bức ảnh này lại có vô vàn cái
cần phải suy xét.
Về bộ quân
phục thì ai cũng biết hiện nay, để sở hữu trang phục của ngành công an đã
không còn là chuyện quá khó khăn, nó được cho tặng, biếu, hoặc thậm chí là bán
rất nhiều nếu như bạn biết cách mua. Và nếu nội dung bức ảnh là sự thật
thì không nói làm gì. Nhưng đặt vào trường hợp, “một ai đó” cố tình dựng cảnh
cùng với những góc chụp, biến tấu, để nhắm vào cảm xúc của cộng đồng mạng, nhằm
thực hiện những mưu đồ cá nhân, phục vụ những mục đích xấu xa hơn, thì sao.
Một điểm
đáng nghi ngờ nữa là ở những bức ảnh này không có sự thống nhất về mặt nội
dung, có rất nhiều trang facebook đã đăng tải hình ảnh, tuy nhiên người nói này
kẻ nói nọ, và cũng cùng 1 trang facebook, lại đăng tải những nội dung khác
nhau. Lúc thì bảo nạn nhân là chị Nguyễn Trần Lê Thị Việt Nam, làm nghề bán
quán, lúc thì bảo nạn nhân Giang, chẳng có họ, làm nghề gì chẳng rõ. Còn địa
điểm thì là lúc ở Hà Nội, lúc thì ở Ninh Bình, lúc ở Cao Bằng. Một sự việc
nghiêm trọng, hình ảnh có nội dung rõ ràng, nhưng tại sao lại có sự thiếu nhất
quán về mặt thông tin như vậy, đây là điều cực kì khó hiểu.
Thử đặt vào
một hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như rằng, hôm nay tôi phát hiện ra tên công an A,
đánh chị B kia, tôi đưa lên mạng để mọi người cũng vạch trần bộ mặt của tên
công an A kia, thì tên tuổi, hoàn cảnh xảy ra, địa điểm diễn ra tất nhiên là
tôi phải biết, chứ không phải ỡm ờ nói gà nói vịt, đến ngày tháng xảy ra sự
việc trên cũng không hề có. Điều này cho thấy 1 sự thiếu thuyết phục trong bài
viết. Còn về người mặc quân phục trong bức ảnh, thì cộng đồng mạng lúc đầu đưa
tin tên là Biên, sau là Sơn, đến ngày hôm nay thì Facebook Thuy Trang Nguyen
cải chính người đánh đập là Bùi Hồng Minh, kèm hình ảnh và thông tin, nhưng khi
tìm kiếm trên google thì dễ dàng gặp 1 bài báo có từ năm 2012 khen ngợi về
chiến công của anh này, và trong đó là những thông tin cá nhân khá rõ ràng.
Quan sát lại các tấm ảnh thì rõ ràng không hề trông thấy mặt người mặc
quân phục, cũng như không rõ cấp bậc quân hàm. Thế thì tại sao lại có thể khẳng
định thông tin như vậy, là vì không chụp được, hay là cố tình không chụp được,
để nhằm vào việc sắp xếp cho cái người mặc quân phục đó không bị lộ danh
tính, và cũng dễ dàng để sắp xếp cho 1 cái tên “công an thật” phải chịu trận,
và Bùi Hồng Minh đã là cái tên vô tình chịu đòn oan.
Ngoài ra,
một điều nữa có thể gây nghi ngờ, đó là bố cục của hình ảnh. Dễ dàng nhìn thấy
hình ảnh 1 lá cờ Việt Nam, nhưng đã khá cũ và úa. Các facebook đăng tin rằng sự
việc xảy ra trong phòng họp, nếu như trong 1 phòng họp hoặc là một hội trường
nào đó, thì sẽ không có 1 lá cờ cũ rích như vậy được. Quá thiếu trang nghiêm.
Có thể thấy được rằng dường như nó được đặt ở đó 1 cách cố ý hơn là vô tình lọt
vào trong khung ảnh.
Tiếp theo
là về tư thế, các động tác võ lọt vào hình ảnh tương đối đẹp mắt, nhưng
thấy thế nào thì nó cũng không giống lắm 1 các động tác võ thuật, việc cầm nắm
và lên gối trông khá gượng gạo, giống như được sắp xếp, trong nhiếp ảnh gọi là
“bố cục tĩnh”, tức là tạo tư thế và đứng yên để chụp, sẽ giống hơn là 1 động
tác tự nhiên. Và nếu bạn đứng lên để thử, thì bạn sẽ thấy rằng không có cách
nào để tác động 1 lực đủ mạnh với các tư thế như vậy. Các trang facebook nói
rằng đó là hình ảnh của 1 anh trinh sát ma túy đã có nhiều năm công tác, tôi
càng cho rằng 1 người dày dạn kinh nghiệm như anh ta không thể có 1 động tác võ
thuật rườm rà đến vụng về như vậy.
Ngoài ra
với việc thông tin có được từ các nguồn như fb Thuy Trang Nguyen, đây còn
có thể coi là 1 trang facebook chuyên đăng những thông tin vịt, từ việc phao
tin rằng ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng bộ quốc phòng qua đời, nhưng thực tế
thì ông vẫn sống, cho đến những thông tin đổi tiền, nhưng sự thật Nhà nước
chẳng có động thái nào cả. Một người, một trang thông tin mà đã liên tiếp đưa
ra những vấn đề giả mạo, lừa lọc lòng tin của người đọc như vậy, thì thiết
nghĩ, mọi thông tin từ đây đều cần phải được bình tâm soi xét cho kĩ lưỡng, nếu
không muốn bị lợi dụng và trở thành nạn nhân của một mưu đồ cá nhân xấu xa nào
đó.
Bạn đọc Thanh Phương
Nguồn: Tại đây
0 nhận xét:
Đăng nhận xét