Trung Lương
Vậy là hôm nay đã là ngày thứ 3 sau vụ việc kinh hoàng tại Las Vegas. Nếu ở Việt Nam thì nay gọi là giỗ đầu của các nạn nhân xấu số, nỗi thương xót cũng tạm nguôi ngoai. Một sự kiện không liên quan thì hôm nay cũng là rằm tháng 8 Mỗ cũng coi đây là một ngày đẹp. Nhân thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ngày lành tháng tốt, mỗ cũng đặt máy gõ phím viết đôi lời, trước là để dâng lên núi sông, sau là để trình anh chị em huynh đệ khắp thiên hạ.
Trước tiên mỗ xin gửi lời chia buồn, động viên, an ủi đến nạn nhân, người thân, gia đình của những nạn nhân xấu số sau vụ tàn sát dã man, đẫm máu, vô nhân đạo này. Sự kiện này chắc chắn sẽ để lại di chứng tâm lý, tinh thần nặng nề đối với người dân thành phố, nhất là những ai đã có mặt tại đêm lễ hội âm nhạc ấy.
Vấn đề đầu tiên mà mỗ muốn nói đến chính là “văn hóa súng đạn” tại Mỹ - câu chuyện tốn không ít cuộc hội nghị để xem xét thế nhưng đâu lại vào đấy. Tự vệ, thể hiện quyền dân chủ và văn hóa súng đạn là những lý do khiến dân Mỹ không dễ dàng từ bỏ loại vũ khí này bất chấp hàng loạt vụ án liên quan tới súng đạn liên tiếp xảy ra. Đa phần cư dân mạng đều thương tiếc và chia buồn về vụ xả súng kinh hoàng này, tuy nhiên đây là cái giá phải trả cho việc chính quyền Mỹ cho phép tự do buôn bán và sử dụng súng đạn tràn lan. Hiến pháp Mỹ thông qua Luật sở hữu súng thuộc Luật về Quyền cá nhân vào năm 1791, cho phép người dân có thể mua và mang chúng tới bất cứ đâu. Rõ ràng với thời gian tồn tại lâu như vậy đương nhiên nó luôn nhận được sự đồng tình của một bộ phận lớn người dân Mỹ bởi họ coi đây là cách thể hiện tự do dân chủ. Một minh chứng cho vị trí độc tôn các quốc gia có tỉ lệ người dân sử dụng súng cao nhất của Mỹ là con số 90% dân số Mỹ sử dụng súng, 270 triệu khẩu súng đang nằm trong tay công dân Mỹ. Và hệ lụy kéo theo là 100.000 người chết/năm. Một câu hỏi đặt ra: Liệu rằng Mỹ có thực sự là thiên đường của tự do, thiên đường của dân chủ, là chân lý của nhân quyền khi mà thiên đường ấy gắn với văn hóa súng đạn, gắn với sự chết chóc, khi mà sự sống của công dân đang đặt trọng tình trạng báo động, quyền được sống của con người bị đe dọa, bị chà đạp?
Vấn đề thứ 2, ở những nơi như Iraq, Lybia, Syria,... mỗi ngày có hàng trăm người dân vô tội chết vì bom rơi đạn lạc. Ấy thế mà đối với “Xứ sở văn minh”, “thiên đường dân chủ” thì đây là chuyện thường ngày. Điều duy nhất mà họ làm cho những nạn nhân xấu số đó là vài lời chia buồn của truyền thông và lên án cho có lệ những hành động tàn ác, vô nhân đạo. Thế là xong phim!
Còn ở quốc gia họ thì lại khác. Họ sẽ tiếc thương, đau buồn hoặc tổ chức những hoạt động cầu nguyện, tưởng niệm rầm rộ quy mô toàn cầu. Chắc đa phần mọi người còn nhớ tới “Pray for Paris” (cầu nguyện cho Paris) tràn ngập facecook cách đây 1 năm như thế nào, cũng chắc hẳn không ít bạn đang đọc ở đây đã từng thay đổi avatar tưởng nhớ những nạn nhân đó. Phải chăng mạng người Trung Đông không đáng giá bằng mạng người Pháp, người Mỹ hay máu của người Mỹ giá trị hơn những người kia. Facebook Trung Hoàng (Độc cô hồng phím) đã thể hiện sự bức xúc của mình rằng: “Máu đéo nào cũng đều là máu con người đúng không nào? Máu người Mỹ chẳng nhẽ lại tanh và mặn hơn Iraq, Palestin, Syria, Lybia hay sao thưa các anh chị có lòng vị tha và yêu thương nhân loại vô bờ bến?”.
Tuy nhiên suy cho cùng, so về sự tàn ác và tàn phá, chết chóc tại Las Vegas và Syria hay các nước Trung Đông rõ ràng là không thể nặng nề, nghiêm trọng như nhau được và đem so 2 sự việc này với nhau là không hợp lý cho lắm. Từ bối cảnh khác nhau, tính chất khác nhau, mức độ khác nhau,... giữa một bên là cuộc chiến có nhiều bên tham gia, nhiều bên liên quan, có quy mô, có tổ chức so với một bên là cuộc sống sinh hoạt văn hóa tập trung đông người – một lễ hội âm nhạc ngoài trời – bị tàn sát có chủ ý một cách ngang nhiên.
Có ý kiến cho rằng: “Liệu có phải Chính phủ Mỹ sẵn sàng đi từ nấm mồ người dân vô tội để xây lên cái cớ can thiệp”. Rõ ràng đây là một ý kiến không thể không để ta phải suy nghĩ đến. Thứ nhất, phải chăng bản chất của vụ việc này thực sự là xuất phát từ 1 kẻ điên loạn như kết luận điều tra ban đầu của cảnh sát Mỹ. Có thể kết luận đó sẽ là chấp nhận được vì ai cũng tưởng tượng được rằng một thằng điên sẽ gây ra hậu quả như thế nào khi nó lên cơn đặc biệt là khi nó được sở hữu vũ khí giết người như súng. Thứ hai, liệu đây có phải là 1 cái cớ, cái cớ tiếp theo để Chính phủ Mỹ tạo ra một chiêu bài chống khủng bố trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố đang hoành hành ở Châu Âu, Châu Mỹ. Sự kiện ngày 11/9/2001 là một điển hình!
Tất cả vẫn chỉ dừng lại ở suy đoán. Liệu có phải Mỹ sẵn sàng biến người dân thành nấm mồ để xây lên cái cớ cho chính sách can thiệp ở nước ngoài hay không chúng ta sẽ bàn vào thời gian tới!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét