Ngày này 55 năm trước Mỹ bắt đầu sử dụng chất độc màu da cam ở Chiến tranh Việt Nam - Tội ác không thể dung tha
Chiến tranh ở Việt Nam đã lùi vào quá khứ hơn 40 năm nhưng di chứng chất độc da cam vẫn ảnh hưởng đến những em bé mới chào đời, những thế hệ thứ hai, thứ ba của nhiều gia đình. Thật là xót xa!
Loại thuốc diệt cỏ và gây rụng lá được chứa trong các thùng phi màu da cam, và sử dụng trong suốt 10 năm ở Việt Nam. Ngô Đình Diệm là người đầu tiên đề nghị Mỹ sử dụng chất này rải từ máy bay. Trong tháng 11 năm 1961, tổng thống John F.kennedy ra lệnh chính thức tiến hành chiến dịch Ranch Hand, sử dụng nó với quy mô chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA), từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa ít nhất 366 kg dioxin xuống gần 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam.
"Chất độc đó làm 4,8 triệu người Việt bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân", thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch VAVA cho biết và nhắc lại sự kiện 10/8/1961 lần đầu tiên Mỹ rải "chất diệt cỏ" hay "chất khai quang". Đây cũng là ngày mở đầu cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất, dài nhất và gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.
Theo tướng Rinh, chất độc dioxin khiến nạn nhân mắc nhiều bệnh hiểm nghèo. Họ bị tước mất quyền con người cơ bản nhất, trước hết là quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc. Phụ nữ bị mất quyền làm mẹ và rất nhiều trẻ em ra đời bị dị dạng, dị tật bẩm sinh do dioxin. Đặc biệt, dioxin còn gây tác hại đến hệ di truyền và thực tế Việt Nam đã xuất hiện nạn nhân ở thế hệ thứ tư.
"Chúng tôi xin lỗi. Chúng tôi xin lỗi vì những thiệt hại và tàn phá khủng khiếp đã gây ra cho người dân và đất nước của các bạn", bà Susan Schnall - cựu chiến binh của Hải quân Mỹ, hiện là thành viên ban lãnh đạo Hội cựu chiến binh chống chiến tranh Việt Nam nói. Bà hứa cố gắng khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh, làm sạch vùng đất bị ô nhiễm do Mỹ để lại và chữa lành vết thương cho con người.
Chiến tranh đã qua lâu, các nạn nhân chất độc da cam luôn tâm niệm khép lại quá khứ, hướng tới tương lai nhưng không có nghĩa là phía Mỹ quên đi trách nhiệm khi đã dùng chất độc hóa học gây ra thảm họa kinh hoàng cho dân tộc Việt Nam. Các nạn nhân luôn mong nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn nữa từ xã hội và quốc tế, để con cháu họ được tiếp sức đến trường, để không còn những bước đi khập khiễng nơi gầm cầu, xó chợ, nhọc nhằn kiếm sống, không còn những giọt nước mắt lăn dài tuyệt vọng khi đi kiếm việc làm nuôi sống bản thân. MỸ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN ĐI TRÁCH NHIỆM. NHẤT ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN!
Tôi thấy lòng đau quặn thắt khi nghe lời tâm sự một nạn nhân chất độc da cam ngày đêm mong ước có một mái ấm gia đình rộn tiếng cười với những đứa con khỏe mạnh: "Chúng tôi muốn có sự phán xét công bằng, công minh của công lý, lương tri và lẽ phải, trả lại sự thanh thản cho kiếp người phải chết tức tưởi, những thân phận đang bị dày vò, sống dở chết dở bởi hậu quả của chất độc da cam".
Theo: Vnexepress
Bà Susan Schnall là điều phối viên chương trình “Chất da cam Việt Nam Chiến dịch & Trách nhiệm Vietnam Agent Orange Relief & Responsibility Campaign”, chủ trì nhóm tiếp cận cộng đồng và khoa học pháp lý. Bà hiện là giáo sư Chính sách và Kế hoạch y tế đại học New York và là thành viên của Hội Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh, Hội Cựu chiến binh vì Hòa bình và Hội Y tế công cộng Mỹ. Năm 1969, bà bị một tòa án kết tội vì các hoạt động chống chiến tranh Việt Nam. Bà từng là y tá trong một đơn vị Hải quân Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Trả lờiXóa