Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VÀ NHÀ MÁY FORMOSA




Thời gian gần đây, mọi người đang xôn xao về hiện tượng cá chết hàng loạt trên vùng biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...). Số lượng thiệt hại được thông kê ở các địa phương với Hà Tĩnh thiệt hại 37.200 con cá giống, 90 vạn con tôm giống, 20 vạn ngao giống, ước tính khoảng 4,7 tỷ đồng; Quảng Trị số lượng cá chết khoảng 30 tấn; Thừa Thiên Huế cá chết khoảng 5.900 con.
Đây là những con số thiệt hại không nhỏ về kinh tế, đấy là chưa kể nó còn kéo theo rất nhiều vấn đề xã hội như ngư dân bỏ biển, thị trường thực phẩm bị xáo trộn do nguồn cung và cả cầu về thủy sản giảm mạnh dẫn đến sự tăng đột ngột nhu cầu đối với các loại thực phẩm khác, lượng khách du lịch giảm và hơn cả đó là tâm lý nghi ngại của người dân trước một hiện tượng quá bất thường khi mà chưa có nguyên nhân hợp lý nào được đưa ra.


Thực tế những vấn đề mà báo chí và dư luận đặt ra về sự bất hợp pháp của hoạt động xả thải của Formosa đều đã được loại trừ bởi những minh chứng giấy tờ hợp pháp. Nhưng việc một chủ đầu tư một dự án 28 tỷ USD với một đội ngũ cố vấn pháp lý của riêng mình lại trả lời rằng không biết đến những quy định về quản lý môi trường và xả thải tại địa phương như trên đã nói liệu có phải là một lời biện minh hợp lý? Và ngoài việc nhập hóa chất độc hại mà không thông báo cho chính quyền ra, liệu còn bao nhiêu quy định mà Formosa “không biết” nữa? Một câu trả lời thiếu trách nhiệm như vậy từ phía doanh nghiệp này cũng đủ để tiến hành thêm những cuộc kiểm tra thực tế hoạt động xả thải ra môi trường của họ chứ không thể chỉ nhìn vào những giấy phép mà họ có trong tay. Giấy phép đương nhiên là cần thiết. Nhưng hoạt động thức tế có thật sự nằm trong phạm vi giấy phép hay không thì lại là một câu chuyện khác



"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại," ông Chu nói trước máy ghi hình.
(Đoạn clip nhóm phóng viên VTC 14 đã tìm gặp và phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sáng 25/4).

Thưa ông, nếu là tôi, tôi sẽ không chọn nhà máy mà chọn dẹp cái hệ thống xử lý nước thải nhà máy của ông! Bởi tôi không muốn thấy cảnh những người dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản, bằng du lịch biển mất đi nguồn sống, bị dồn vào khó khăn, không muốn cuộc sống của họ bị đảo lộn và không muốn sức khỏe của hàng triệu đồng bào Việt Nam bị đe dọa!

Để trấn an dư luận, khắc phục hậu quả và ổn định đời sống ngư dân miền Trung cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng có liên quan để trong thời gian sớm nhất có thể tìm ra nguyên nhân chính xác và có những biện pháp xử lý phù hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét