Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VÀ NHÀ MÁY FORMOSA




Thời gian gần đây, mọi người đang xôn xao về hiện tượng cá chết hàng loạt trên vùng biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...). Số lượng thiệt hại được thông kê ở các địa phương với Hà Tĩnh thiệt hại 37.200 con cá giống, 90 vạn con tôm giống, 20 vạn ngao giống, ước tính khoảng 4,7 tỷ đồng; Quảng Trị số lượng cá chết khoảng 30 tấn; Thừa Thiên Huế cá chết khoảng 5.900 con.
Đây là những con số thiệt hại không nhỏ về kinh tế, đấy là chưa kể nó còn kéo theo rất nhiều vấn đề xã hội như ngư dân bỏ biển, thị trường thực phẩm bị xáo trộn do nguồn cung và cả cầu về thủy sản giảm mạnh dẫn đến sự tăng đột ngột nhu cầu đối với các loại thực phẩm khác, lượng khách du lịch giảm và hơn cả đó là tâm lý nghi ngại của người dân trước một hiện tượng quá bất thường khi mà chưa có nguyên nhân hợp lý nào được đưa ra.


Thực tế những vấn đề mà báo chí và dư luận đặt ra về sự bất hợp pháp của hoạt động xả thải của Formosa đều đã được loại trừ bởi những minh chứng giấy tờ hợp pháp. Nhưng việc một chủ đầu tư một dự án 28 tỷ USD với một đội ngũ cố vấn pháp lý của riêng mình lại trả lời rằng không biết đến những quy định về quản lý môi trường và xả thải tại địa phương như trên đã nói liệu có phải là một lời biện minh hợp lý? Và ngoài việc nhập hóa chất độc hại mà không thông báo cho chính quyền ra, liệu còn bao nhiêu quy định mà Formosa “không biết” nữa? Một câu trả lời thiếu trách nhiệm như vậy từ phía doanh nghiệp này cũng đủ để tiến hành thêm những cuộc kiểm tra thực tế hoạt động xả thải ra môi trường của họ chứ không thể chỉ nhìn vào những giấy phép mà họ có trong tay. Giấy phép đương nhiên là cần thiết. Nhưng hoạt động thức tế có thật sự nằm trong phạm vi giấy phép hay không thì lại là một câu chuyện khác



"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại," ông Chu nói trước máy ghi hình.
(Đoạn clip nhóm phóng viên VTC 14 đã tìm gặp và phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh sáng 25/4).

Thưa ông, nếu là tôi, tôi sẽ không chọn nhà máy mà chọn dẹp cái hệ thống xử lý nước thải nhà máy của ông! Bởi tôi không muốn thấy cảnh những người dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản, bằng du lịch biển mất đi nguồn sống, bị dồn vào khó khăn, không muốn cuộc sống của họ bị đảo lộn và không muốn sức khỏe của hàng triệu đồng bào Việt Nam bị đe dọa!

Để trấn an dư luận, khắc phục hậu quả và ổn định đời sống ngư dân miền Trung cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng có liên quan để trong thời gian sớm nhất có thể tìm ra nguyên nhân chính xác và có những biện pháp xử lý phù hợp.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

CHÂN DUNG "ỨNG CỬ VIÊN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI" NGUYỄN ĐÌNH HÀ

CHÂN DUNG "ỨNG CỬ VIÊN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI" NGUYỄN ĐÌNH HÀ

Nguyễn Đình Hà sinh năm 1988, từng là Đại học Luật, đã có chứng chỉ hành nghề luật sư, nhưng người ta lại không thấy anh này bước chân vào làng luật sư “nhân quyền, dân chủ” đáng mơ ước cùng với Trần Vũ Hải, Lê Luân, Võ An Đôn…bởi dường như không thể trụ được ở bất cứ văn phòng luật sư nào để thực tập, hay say mê, quan tâm đến ngành nghề mà mình được đào tạo mà luôn lang thang tham gia vào hết hội nọ đảng kia, các cuộc biểu tình đường phố, các chiến dịch chống phá Nhà nước trên mạng, các cuộc tiếp xúc với chính khách Mỹ, phương Tây. Gần đây, Nguyễn Đình Hà được các trang mạng nước ngoài, chống đối ca ngợi, truyền thông nhiều hơn trên mạng do Hà là một trong số người thuộc “làng dân chủ” ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Hãy cùng nhìn lại quá trình hoạt động đấu tranh của Nguyễn Đình Hà để xem vị “ứng cử viên Đại biểu Quốc hội” này đã cống hiến gì được cho xã hội và có xứng đáng trở thành Đại biểu Quốc hội hay không?

Phần I: Tham gia tổ chức phản động trá hình chống Nhà nước?
Năm 2008, Nguyễn Đình Hà tham gia đảng Dân chủ Việt Nam – đây là một tổ chức núp dưới danh nghĩa phục hoạt “Đảng Dân chủ Việt Nam” đã giải thể năm 1988 để quy tụ lực lượng nhằm lật đổ chế độ hiện hành tại Việt Nam dưới sự điều hành nhóm cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Đảng Nhân dân hành động” do Nguyễn Sỹ Bình và Nguyễn Xuân Ngãi ở Mỹ điều hành, lợi dụng ông già cần kéo dài sự sống tuyên bố phục hoạt ở Mỹ trong thời gian được ông “Phó Chủ tịch đảng Nhân dân hành động” Nguyễn Xuân Ngãi chữa trị. Sau khi ông Hoàng Minh Chính chết, Lê Công Định được Nguyễn Sỹ Bình mồi chài làm Tổng thư ký với ảo tưởng sẽ được làm tổng thống nếu thành công, là một trong số hành vi dẫn Định và đồng bọn đến với phiên tòa “Trần Huỳnh Duy Thức và đồng bọn hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” với bản án 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Đến nay, do nội bộ “Đảng Nhân dân hành động” tranh chấp, ly tán, khiến ông Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Ngãi – người nắm tài chính và ngoại giao cho tổ chức này ly khai, sang làm cố vấn cho “Phong trào con đường Việt Nam” nên “Đảng Dân chủ Việt Nam” mà Hà xin tham gia đã gần như chết lâm sàng sau khi Lê Công Định vào tù, ra tù cũng không còn mặn mà, thậm chí dư luận ở hải ngoại còn tố Bình, Ngãi là kẻ lừa, bẫy, tay sai “Việt cộng” giúp cho công an túm cả dàn “tinh hoa zân chủ” vào tù.
Tham gia tổ chức như thế này mà nhiều năm trước đây Hà tự hào khoe mình là thành viên của đảng này, đặt nó ngay trên đầu phần giới thiệu về bản thân trên facebook, phải chăng Hà ảo tưởng được Đảng Nhân dân hành động của do Nguyễn Sỹ Bình đang điều hành ở Mỹ sẽ giao cho chức vụ gì nếu thành công? Chắc chắn Hà không thể đứng ngang hàng với Lê Công Định hay Nguyễn Tiến Trung được rồi.
Tuy nhiên, kể từ khi tuyên bố ứng cử Đại biểu Quốc hội, không còn thấy Hà trưng cái mác “thành viên Đảng Dân chủ Việt Nam” lên nữa.
Ngoài việc là thành viên “Đảng Dân chủ Việt Nam”, Hà còn tham gia hàng loạt các tổ chức, hội nhóm chống đối núp danh đấu tranh dân chủ, yêu nước khác như NO-U, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hiến Chương 2015, Vì Một Hà Nội Xanh … cũng như ký tên vào các chiến dịch kiểu “Bạch hóa Hội nghị Thành Đô”, “tẩy chay Điều 4 Hiến pháp”, “Tôi không thích Đảng Cộng sản”…

Phần 2: Bề dày thành tích tham gia các cuộc biểu tình trái pháp luật
Là cử nhân Luật, hiểu luật nhưng Nguyễn Đình Hà lại vi phạm pháp luật khi tham gia tổ chức trái phép chống Nhà nước, như "Đảng Dân chủ Việt Nam", "Mạng lưới blogger Việt Nam", "No-U FC", "Hiến chương 2015", ...cùng các chiến dịch do số cầm đầu các tổ chức ở trong và ngoài nước trên phát động. Không chỉ vậy, Nguyễn Đình Hà còn tích cực tham gia hầu hết các cuộc tụ tập, biểu tình với nhiều danh nghĩa khác nhau do số chống đối núp danh "yêu nước", "tưởng niệm", "yêu cây xanh", "đòi trả tự do cho đồng bọn"...mà hầu hết là trái pháp luật, gây rối an ninh trật tự thủ đô.
Từ năm 2009 đến nay, hầu như hiếm có cuộc tụ tập gây rối trật tự công cộng nào núp dưới danh nghĩa biểu tình chống Trung Quốc, tưởng niệm người lính hy sinh trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, yêu cây xanh, đòi trả tự do cho đồng bọn bị bắt, xử lý… ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm vắng mặt Nguyễn Đình Hà. Công an quận Hoàn Kiếm thống kê là Hà đã 12 lần tham gia các cuộc tụ tập trái pháp luật này bất chấp sự khuyên ngăn từ chính quyền, hội đoàn quần chúng nơi cư trú.
Với “bề dày và thâm niên yêu nước” này nhưng tiếc rằng, đến nay Nguyễn Đình Hà vẫn là một cái tên vô cùng mờ nhạt. Trong khi đó Nguyễn Lân Thắng – một người mới chỉ biết đến những cuộc biểu tình từ cuối năm 2011, thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Thắng đã tạo dựng được tên tuổi và thương hiệu, cũng như có một vị trí nhất định trong làng zân chủ Việt Nam. Lý giải cho nghịch lý này, một blogger cho rằng “Nếu như Nguyễn Lân Thắng sinh ra và lớn lên trong dòng họ Nguyễn Lân danh giá.Thì Nguyễn Đình Hà chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt, học vấn làng nhàng, gia thế không có gì đặc biệt.Thắng nhanh chóng nổi tiếng không phải bởi anh ta tài hay anh ta giỏi mà vì gia thế của anh ta khác người. Còn Hà chỉ một kẻ trên răng dưới một rổ củ từ, chả có gì nổi bật hơn đám đông ngoài kia ngoài cái “thâm niên” 5 năm chống chính quyền ở mức độ “chưa được đi tù để lấy số má”.
Không chỉ xuất hiện trong các cuộc biểu tình, tưởng niệm kiểu này ở Bờ Hồ, dư luận không ít lần chứng kiến Hà cùng nhóm No-U tham gia các cuộc quậy phá trước trụ sở công an đòi thả những đối tượng mà công an triệu tập, đấu tranh về hành vi vi phạm pháp luật.
Việc tham gia những cuộc biểu tình, tụ tập trái pháp luật dù được chính quyền, đoàn thể, tổ dân phổ vận động, giải thích của Hà đã nhiều lần vi phạm Nghị định 38 của Chính phủ. Tuy nhiên, tiếc rằng, UBND quận Hoàn Kiếm lại bỏ lọt Hà, không ra quyết định xử phạt hành chính như hàng chục trường hợp khác, hình thức xử lý chủ yếu mới là cảnh cáo, nhắc nhở, có lẽ vì thế không có tác dụng gì đối với Hà. Mỗi lần bị cảnh cáo, thậm chí bị giữ chân ở nhà, Hà đều xem đó như "thành tích đấu tranh dân chủ" của mình, quảng cáo trên mạng, xem đó là cái cớ để vu cáo chính quyền "đàn áp người yêu nước" như anh ta.

Tổng hợp từ Trelangblogspot